Tiến sĩ Jennifer van Nuil gia nhập OUCRU vào năm 2018 nhờ chương trình tài trợ của Quỹ Wellcome mang tên Mạng lưới đạo đức sinh học y tế toàn cầu. Vào thời điểm đó, OUCRU không có nhóm Khoa học Xã hội, cô đã tham gia với tư cách là thành viên của Đơn vị Thử nghiệm Lâm sàng, thực hiện nghiên cứu triển khai và đạo đức để hỗ trợ cho các nghiên cứu lâm sàng hiện có tại OUCRU.
Cô giải thích: “Ở thời điểm đó, chúng tôi được coi là những chuyên gia về đạo đức nghiên cứu, nhưng thực tế không phải vậy. Đó là những thách thức lúc đầu”. “Nhưng theo thời gian, nhóm chúng tôi đã có nhiều bài thuyết trình khoa học và giới thiệu công việc của chúng tôi. Thành công của hiện tại là các nhà nghiên cứu đã tìm đến nhóm chúng tôi để tìm cách tích hợp khoa học xã hội vào nghiên cứu của họ[into their research].”
Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Đạo đức và Triển khai chính thức trở thành nhóm nghiên cứu tại OUCRU vào tháng 3 năm 2023, Tiến sĩ Jennifer van Nuil là trưởng nhóm.
Dưới sự lãnh đạo của cô, nhóm đã phát triển và quy tụ 7 chuyên gia nghiên cứu đa ngành. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa nghiên cứu lâm sàng và triển khai thực tế. Bằng cách kết hợp các phương pháp khoa học xã hội và cân nhắc về đạo đức vào các dự án nghiên cứu lâm sàng, nhóm đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu không chỉ chặt chẽ về mặt khoa học mà còn phù hợp và có thể áp dụng cho cộng đồng địa phương. Cách tiếp cận này nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của các biện pháp can thiệp được phát triển thông qua nghiên cứu của OUCRU.
Phong cách lãnh đạo của Tiến sĩ Jennifer đặc trưng bởi khả năng thích ứng và sự đồng cảm. Nhận thức được tính cá nhân của từng thành viên nhóm và từng tình huống làm việc, cô khéo léo cân bằng giữa tính linh hoạt và sự cứng rắn trong cách tiếp cận của mình. Điều này cho phép cô tạo nên một môi trường tin cậy, hợp tác và phát triển cá nhân trong nhóm của mình. Năm 2018, Tiến sĩ van Nuil đã tham gia chương trình lãnh đạo ‘Make A Difference’ tại OUCRU, chương trình này đóng vai trò là chất xúc tác giúp cô củng cố khả năng lãnh đạo và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của mình.
“Trước đây[the programme], tôi chỉ có một phong cách lãnh đạo, chủ yếu là thoải mái và linh hoạt. Nhưng một số tình huống đòi hỏi nhiều cân nhắc hơn. Chương trình đã giúp tôi nhận ra những phong cách lãnh đạo khác nhau, những tình huống khác nhau và những con người khác nhau đòi hỏi những cách tiếp cận lãnh đạo khác nhau.”
Hành trình phát triển của Tiến sĩ Jennifer cũng có nhiều những thử thách cá nhân. Cô có thời kì vật lộn với hội chứng kẻ mạo danh (impostor syndrome), điển hình là thiếu tự tin dai dẳng dù đã đạt được những thành tích đáng kể trong sự nghiệp của mình.
“Nó bắt đầu trong hành trình làm luận án tiến sĩ của tôi. Trong hành trình nghiên cứu, tôi nhận ra có rất nhiều điều mình chưa biết, và mình chỉ là một phần nhỏ trong thế giới rộng lớn. Đồng thời, môi trường học thuật rất cạnh tranh và đầy thách thức. Từ từ, tôi đã bị khuất phục và mất tự tin vào bản thân.”
Bối cảnh cạnh tranh của môi trường học thuật cũng khiến cô liên tục bị từ chối các cơ hội. “Cũng dễ hiểu thôi. Là một học giả, phần lớn cuộc sống của tôi là bị từ chối cơ hội. Khi nộp đơn xin tài trợ cho nghiên cứu, phần lớn đều bị từ chối. Nộp bài nghiên cứu để xuất bản thì rất hiếm khi một bản thảo được chấp nhận mà không phải sửa gì. Khi học Tiến sĩ, thì luận án lúc nào cũng cần được cải thiện”, cô chia sẻ.
Chương trình ‘Make A Difference’ cũng cho cô cơ hội đối thoại với các đồng nghiệp của mình về cách vượt qua hội chứng này.
“Lúc đầu thì rất ngại,” cô giải thích. “Vì phải cởi mở với đồng nghiệp của mình và nói rằng: ‘Tôi mắc hội chứng kẻ mạo danh.’ Ngại chứ, vì mình ở vị trí dễ bị tổn thương, nhưng thừa nhận điều đó là điều tốt.”
Là thành viên của một nhóm quốc tế gồm hơn 10.000 học giả là nữ cũng giúp cô nhận ra sự phổ biến của hội chứng kẻ mạo danh đối với nhóm này. Kể từ khi tham gia chương trình, cô bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nghiên cứu sinh tiến sĩ và đồng nghiệp của cô tại OUCRU, thúc đẩy một môi trường cởi mở và khuyến khích cho các nhà nghiên cứu trẻ.
Nhóm Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Đạo đức và Triển khai đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kết quả nghiên cứu tại OUCRU. Tập trung vào nghiên cứu dân tộc học, định tính, theo phương pháp hỗn hợp, nghiên cứu hành động có sự tham gia, kinh tế y tế và nghiên cứu triển khai, công việc của nhóm hỗ trợ các chủ đề nghiên cứu y sinh lớn hơn và các nghiên cứu tích hợp liên kết và củng cố cho nghiên cứu y sinh tại OUCRU.