Ngày 10 tháng 10 hàng năm là ngày tôn vinh Sức khỏe Tâm thần thế giới.
Chủ đề chính thức năm nay hướng đến việc vận động cải thiện hệ thống và quy trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, đảm bảo nhân viên cảm thấy sức khỏe tâm thần của họ được ưu tiên, bảo vệ và khuyến khích.(*)
Kể từ năm 2016, phòng Kết nối Khoa học với Công chúng và Cộng đồng (PCE) của OUCRU đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế (NVYT). Những nỗ lực này xuất phát từ kết quả nghiên cứu đáng báo động của BS Phạm Ngọc Thanh và nhóm PCE tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ) cho thấy 28% nhân viên y tế có dấu hiệu trầm cảm mức độ trung bình đến nặng, và 38% bị lo âu mức độ trung bình đến nặng.
Không những vậy, trong các tình huống khủng hoảng, nhân viên y tế thường phải đối mặt với nhiều thách thức tâm lý. Vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã bị siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, tấn công. Tính đến ngày 27 tháng 9, Yagi đã trực tiếp và gián tiếp gây ra 334 ca tử vong và mất tích, với 1.976 người bị thương và chịu ảnh hưởng tâm lý sau chấn thương.
Nghiên cứu của Mao và cộng sự năm 2018 cho thấy việc chứng kiến trực tiếp sự tàn phá và mất mát sinh mạng trong thiên tai và khủng hoảng y tế có thể gây ra chấn thương tâm lý. Trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, nhân viên y tế – đặc biệt là những người tham gia nỗ lực cứu hộ hoặc làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng – thường không nhận được hỗ trợ phù hợp và có hệ thống.
Nhân ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 2024, OUCRU phối hợp cùng BVBNĐ, Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam (HTLTL), và Medisetter, đồng tổ chức hội thảo trực tuyến thảo luận về các kỹ năng sơ cứu tâm lý, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần trong và sau thảm họa, và thảo luận về các chiến lược giúp NVYT chuẩn bị sức khỏe tâm thần cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Hội thảo cũng đề xuất các sáng kiến thực tế hỗ trợ cho nhân viên y tế và nhà khoa học tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Hội thảo thu hút gần 200 người tham gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm nhân viên y tế, chuyên gia và sinh viên tâm lý học, và nhân viên công tác xã hội.
Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả uy tín như:
- BS Phạm Ngọc Thanh, Cố vấn Tâm lý tại OUCRU, thảo luận về sơ cứu tâm lý cho nhân viên y tế và nhà khoa học trong và sau thảm họa, cũng như chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
- BS Lâm Tứ Trung, Phó Chủ tịch HTLTL Việt Nam, chia sẻ khía cạnh thực tế của các hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện tại trong bối cảnh cơ sở y tế và đề xuất các giải pháp cho các thách thức tiềm ẩn.
- Điều dưỡng CKII Nguyễn Thị Lệ Hồng, Trưởng phòng Công tác Xã hội tại HTD, nêu lên nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần thực tế của nhân viên y tế và nhìn lại mức độ hiệu quả của các sáng kiến đã triển khai tại BVBNĐ để hỗ trợ họ.
Hội thảo sẽ được tổ chức trực tuyến qua Zoom và phát trực tiếp trên YouTube.
Người tham gia đã đăng ký sẽ nhận được liên kết Zoom qua email. Đường dẫn xem trực tiếp hội thảo trên Youtube sẽ được chia sẻ sau khi hội thảo đã bắt đầu.
Bạn vẫn còn thời gian để đăng ký tham gia hội thảo này tại đây.
Tài liệu tham khảo:
- https://wmhdofficial.com/
- https://e.vnexpress.net/news/news/environment/yagi-s-devastation-and-aftermath-a-recap-of-vietnam-s-biggest-disaster-in-decades-4796969.html
- https://academic.oup.com/annweh/article/67/8/1018/7226980