Lao

Với tư cách là nhóm nghiên cứu lâm sàng năng động, nhóm Nghiên cứu lao hướng đến mục tiêu cải thiện kết quả bệnh lao thông qua việc kết hợp nghiên cứu tại phòng thí nghiệm với nghiên cứu lâm sàng chất lượng cao.

Hiện tại, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là cải thiện việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh lao bằng cách thực hiện các thử nghiệm lâm sàng cho các xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị và vắc-xin mới. Chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu về các cơ chế mà vật chủ và mầm bệnh ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh, đáp ứng và kết quả điều trị bằng cách sử dụng các mô hình đại thực bào và công nghệ Omics.

Chúng tôi có sáu lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm:

  • Chẩn đoán: Phát triển và thử nghiệm các xét nghiệm mới dựa trên phát hiện mầm bệnh và phản ứng của vật chủ
  • Thử nghiệm lâm sàng: Thử nghiệm các loại thuốc mới và sử dụng các loại thuốc hiện có cho mục đích mới
  • Phòng ngừa: Thử nghiệm vắc-xin mới trong môi trường cộng đồng
  • Kháng thuốc: Cách kháng thuốc xảy ra và cách chẩn đoán nhanh chóng để cải thiện kết quả
  • Sinh bệnh học: Cách các biến thể của vi khuẩn ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh và kết quả điều trị
  • Đáp ứng của vật chủ: Hiểu cơ chế bệnh sinh miễn dịch để phát triển các phương pháp trị liệu nhắm vào vật chủ

 

Cơ cấu nhóm nghiên cứu

Nhóm Lâm sàng

Các thành viên của nhóm Lâm sàng là các bác sĩ và điều dưỡng nghiên cứu, điều phối viên nghiên cứu và điều phối viên dữ liệu. Nhóm đang làm việc tại các bệnh viện và các đơn vị chống lao tuyến quận-huyện để thu tuyển người tham gia, thực hiện các đánh giá lâm sàng, lấy mẫu và theo dõi cho đến khi hoàn thành nghiên cứu.

Phòng thí nghiệm Vi khuẩn

Các thành viên của nhóm Phòng thí nghiệm Vi khuẩn là các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, trợ lý nghiên cứu và các nhà khoa học Tiến sĩ/sau Tiến sĩ.

Nhóm làm việc tại các phòng thí nghiệm của OUCRU (phòng thí nghiệm lâm sàng, phòng thí nghiệm BSL2 và BSL3). Nhóm chịu trách nhiệm điều hành thực hiện tất cả các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm vi sinh (xét nghiệm chẩn đoán, độ nhạy với thuốc và khả năng dung nạp) theo yêu cầu của tất cả các nghiên cứu và quản lý nhiều loại mẫu. Một số xét nghiệm là xét nghiệm lao thường quy; một số khác là xét nghiệm mới vẫn đang trong giai đoạn phát triển và nghiên cứu.

Phòng thí nghiệm Miễn dịch tế bào

Tương tự như nhóm Phòng thí nghiệm Vi khuẩn, các thành viên của nhóm Phòng thí nghiệm Miễn dịch Tế bào làm việc tại các phòng thí nghiệm của OUCRU. Nhóm chủ yếu làm việc trên các tế bào, các thí nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm phân tử, bao gồm tương tác giữa vật chủ và mầm bệnh, cytokine, giải trình tự toàn bộ bộ gen, giải trình tự gen thế hệ mới và Omics.

Nhóm Dữ liệu

Các thành viên của Nhóm dữ liệu là các trợ lý nghiên cứu (thống kê sinh học) và các nhà thống kê sinh học Tiến sĩ/sau Tiến sĩ – chuyên phụ trách phân tích dữ liệu do nhóm Lâm sàng và các nhóm Phòng thí nghiệm thu thập. Các công trình của nhóm tập trung vào Omics, giải trình tự toàn bộ bộ gen và giải trình tự gen thế hệ mới.

Previous slide
Next slide

Lao màng não ở Trẻ em

Cơ cấu của nhóm Lao Màng não ở Trẻ em tương tự như nhóm Lâm sàng. Nhóm đang nghiên cứu các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu quan sát cho chẩn đoán và điều trị bệnh lao màng não ở trẻ em.

Biểu sinh-Vi sinh

Cơ cấu của nhóm Biểu sinh-Vi sinh tương tự như nhóm Lâm sàng. Nhóm đang tiến hành nhiều nghiên cứu quan sát-dịch tễ học và phân tích dữ liệu di truyền tập trung vào kháng thuốc, vi sinh vật biểu sinh và biểu sinh gen của bệnh lao và vắc-xin lao.

Thành tựu Nổi bật

Xác định lao kháng thuốc và lây nhiễm

Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa kích thước và cấu trúc tế bào với tình trạng kháng thuốc (Vijay và cộng sự Frontiers in Microbiology 2017 & 2018 2018), và chứng minh sự lan rộng của chủng vi khuẩn Bắc Kinh và chọn lọc ưu thế của biến thể EsxW Beijing ở Việt Nam (Holt và cộng sự Nature 2018),cũng như nguồn gốc của đa kháng thuốc (Vijay và cộng sự CID 2020),và các yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả điều trị kém của lao đa kháng thuốc (Vân và cộng sự BMC 2020).). Chúng tôi cũng đóng góp vào danh mục năm 2021 của WHO về các đột biến phức tạp của Mycobacterium tuberculosis liên quan đến kháng thuốc – phân tích kiểu gen (Walker et al Lancet Microbe 2022).

Cải thiện phương pháp chẩn đoán lao màng não

Chúng tôi xác định việc sử dụng GeneXpert MTB/RIF trong chẩn đoán lao màng não (Như và cộng sự JCM 2014) và lao ở trẻ em (Giang và cộng sự BMC 2015). Đây là nghiên cứu tiên lượng lớn nhất cho đến nay về tử vong do lao màng não với 1699 ca bệnh (Thảo và cộng sự CID 2017, Thảo và cộng sự CID 2019). Nghiên cứu đã xác định các yếu tố dự báo tăng tỷ lệ tử vong, tìm hiểu việc sử dụng Xpert MTB/RIF Ultra để chẩn đoán lao màng não (Donovan và cộng sự Lancet ID 2020), và xét nghiệm máu đầu ngón tay về đáp ứng 3 gen trên vật chủ của Cepheid để chẩn đoán lao phổi (Sutherland và cộng sự CID 2022).

Xác định khả năng mắc bệnh và sinh bệnh học của lao:

Kiểu gen Leukotriene A4 Hydrolase (LTA4H) ở người được xác định có ảnh hưởng đến khả năng mắc lao màng não và dự đoán hiệu quả điều trị của dexamethasone hỗ trợ (Tobin và cộng sự Cell 2010 và 2012, Thương và cộng sự JID 2017). Chúng tôi đang triển khai hai thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm lớn để cá thể hóa điều trị lao màng não (Donovan và cộng sự Wellcome Open Res 2018). Chúng tôi củng nghiên cứu về ảnh hưởng của tải lượng vi khuẩn lên phản ứng viêm và kết quả điều trị (Thương và cộng sự JID & Hải và cộng sự Tuberculosis 2019).

Cải thiện kết quả điều trị lao màng não:

Dexamethasone (hiện đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo điều trị lao màng não) cứu sống nhiều người hơn(Thwaites và cộng sự NEJM 2004);thời gian điều trị ARV không ảnh hưởng đến khả năng sống còn(Torok và cộng sự CID 2011);phác đồ điều trị tăng cường giúp cải thiện khả năng sống ở bệnh nhân lao màng não kháng INH(Heemskerk và cộng sự NEJM 2016,, Heemskerk và cộng sự CID 2017);thử nghiệm giai đoạn 2 của aspirin hỗ trợ cho lao màng não(Mai và cộng sự Elife 2018).).

Các bài nghiên cứu nổi bật

Thuong NTT, Heemskerk D, Tram TTB, et al. Leukotriene A4 Hydrolase Genotype and HIV Infection Influence Intracerebral Inflammation and Survival From Tuberculous Meningitis. J Infect Dis. 2017;215(7):1020-1028. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28419368/

Mai NT, Dobbs N, Phu NH, et al. A randomised double blind placebo controlled phase 2 trial of adjunctive aspirin for tuberculous meningitis in HIV-uninfected adults. Elife. 2018;7:e33478. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29482717/

Van LH, Phu PT, Vinh DN, et al. Risk factors for poor treatment outcomes of 2266 multidrug-resistant tuberculosis cases in Ho Chi Minh City: a retrospective study. BMC Infect Dis. 2020;20(1):164. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32087682/

Tram TTB, Ha VTN, Thu DDA, et al. Variations in Antimicrobial Activities of Human Monocyte-Derived Macrophage and Their Associations With Tuberculosis Clinical Manifestations. Front Cell Infect Microbiol. 2020;10:586101. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33194825/

Sutherland JS, van der Spuy G, Gindeh A, et al. Diagnostic Accuracy of the Cepheid 3-gene Host Response Fingerstick Blood Test in a Prospective, Multi-site Study: Interim Results. Clin Infect Dis. 2022;74(12):2136-2141. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34550342/

Walker TM, Miotto P, Köser CU, et al. The 2021 WHO catalogue of Mycobacterium tuberculosis complex mutations associated with drug resistance: A genotypic analysis. Lancet Microbe. 2022;3(4):e265-e273. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35373160/

Bài báo Nghiên cứu

Loading...
Joseph Donovan, Nguyen D Bang, Darma Imran, Ho D T Nghia, Erlina Burhan, Dau T T Huong, Nguyen T T Hiep, Lam H B Ngoc, Dang V Thanh, Nguyen T Thanh, Anna L S Wardhani, Kartika Maharani, Cakra P Gasmara, Nguyen H H Hanh, Pham K N Oanh, Riwanti Estiasari, Do D A Thu, Ardiana Kusumaningrum, Le T Dung, Do C Giang, Dang T M Ha, Nguyen H Lan, Nguyen V V Chau, Nguyen T M Nguyet, Ronald B Geskus, Nguyen T T Thuong, Evelyne Kestelyn, Raph L Hamers, Nguyen H Phu, Guy E Thwaites; ACT HIV Investigators
N Engl J Med
October 12, 2023
DOI: 10.1056/NEJMoa2216218
Ilaria Motta, Martin Boeree, Dumitru Chesov, Keertan Dheda, Gunar GFCnther, C Robert Horsburgh Jr, Yousra Kherabi, Christoph Lange, Christian Lienhardt, Helen M McIlleron, Nicholas I Paton, Helen R Stagg2, Guy Thwaites, Zarir Udwadia, Reinout Van Crevel, Gustavo E Velsquez, Robert J Wilkinson, Lorenzo Guglielmetti
Clin Microbiol Infect
July 21, 2023
DOI: 10.1016/j.cmi.2023.07.013
Suman Chandra Gurung2, Kritika Dixit, Rajan Paudel, Manoj Kumar Sah, Ram Narayan Pandit, Tara Prasad Aryal, Shikha Upadhyay Khatiwada, Govind Majhi, Raghu Dhital, Puskar Raj Paudel, Gyanendra Shrestha, Bhola Rai, Gangaram Budhathoki, Mukti Khanal, Gokul Mishra, Jens Levy, Job Van de Rest, Anchal Thapa, Andrew Ramsay, Stephen Bertel Squire, Knut Lonnroth, Buddha Basnyat, Maxine Caws
Trop Med Infect Dis
July 17, 2023
DOI: 10.3390/tropicalmed8070369
1 2 22
Tìm hiểu thêm

Liên quan

1 2
HTD-updated logo

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

NTP

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

PNTH

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

BVP

Bệnh viện Phổi Trung Uơng

BYT

Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam

Professor Derrick Crook

GS. Derrick Crook

Professor Diana Gibb

GS. Diana Gibb

Professor Gerhard Walzl

GS. Gerhard Walzl

Professor Lallita Ramakrishnan

GS. Lallita Ramakrishnan

Professor Reinout van Crevel

GS. Reinout van Crevel

Thomas_Hawn

GS. Thomas Hawn

jayne_sutherland

PGS. Jayne Sutherland

Associate Professor Sarah Dunstan

PGS. Sarah Dunstan

Thuy Le

PGS. Thuỷ Lê

Skip to content