Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc quan trọng trong khu vực, bao gồm vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc (MDR), Mycobacterium tuberculosis, và Plasmodium falciparum kháng artemisinin.
Chương trình nghiên cứu hiện tại của OUCRU Hà Nội tập trung chủ yếu vào kháng kháng sinh. Chương trình bao gồm các nghiên cứu mô tả và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc tại các bệnh viện và cộng đồng, các can thiệp dựa vào cộng đồng để giảm lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, bao gồm cả chẩn đoán nhanh, thực hiện và nghiên cứu quản lý kháng sinh tại các bệnh viện cấp tỉnh và các giải pháp xét nghiệm tại các bệnh viện cấp huyện.
OUCRU Hà Nội có phòng thí nghiệm vi sinh phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bao gồm cả năng lực giải trình tự toàn bộ hệ gen. Các nhà nghiên cứu tại OUCRU Hà Nội cũng đang dẫn đầu các sáng kiến quốc tế như ACORN/ACORN-WGS và Just Transitions for AMR, và là một phần của các nghiên cứu AMR đa quốc gia như thử nghiệm AWaRe1, ABACUS và mạng lưới ADVANCE-ID.
Từ năm 2009, chương trình nghiên cứu đã bao gồm việc thúc đẩy phân tích tình hình và cung cấp thông tin cho Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng kháng sinh (2013-2020), thiết lập mạng lưới giám sát các bệnh viện (VINARES) và một phòng xét nghiệm tham chiếu về kháng kháng sinh, cả hai đều đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận và nhận được quy chế quốc gia theo các khoản tài trợ của Quỹ Fleming.
OUCRU nằm trong ban cố vấn cho Bộ Y tế Việt Nam để xây dựng và triển khai Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh 2023-2030 với tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào năm 2023.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đơn vị đã tập trung vào vi khuẩn kháng thuốc, phát triển năng lực vi sinh lâm sàng trong nhiều bệnh viện, nhiễm trùng kháng thuốc trong ICU, đề kháng trong mầm bệnh đường ruột (Shigella và Salmonella Typhi), và tiếp xúc giữa người-động vật (E. coli, non-Typhi Salmonella, S. suis). Điều này cũng bao gồm giải trình tự toàn bộ bộ gen và quần xã vi sinh trên quy mô lớn. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu về bệnh sốt rét và bệnh lao cũng có phần tập trung vào nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc, bao gồm các thử nghiệm điều trị, giải trình tự toàn bộ bộ gen và nghiên cứu định hướng khám phá cơ chế kháng thuốc và sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc.
Trong bốn năm qua, OUCRU Indonesia đã tận dụng chuyên môn và mạng lưới hiện có ở Việt Nam và xây dựng một chương trình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh cụ thể của Indonesia. Điều này bao gồm nghiên cứu phương pháp hỗn hợp để hiểu các mô hình và động lực của việc kê đơn kháng sinh trong bệnh viện và xác định các cơ hội can thiệp và quản lý. Đơn vị Indonesia cũng tham gia vào một số dự án quốc tế lớn được thực hiện ở cả hai quốc gia về giám sát AMR, quản lý kháng sinh và các rào cản cấy máu.
Thực hiện các nghiên cứu này tại hai quốc gia nơi OUCRU hoạt động, đồng thời tham gia vào Mạng lưới Nhiệt đới Oxford (Oxford Tropical Network) cho phép sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương, những cũng đảm bảo tính tổng quát và mang lại tác động toàn cầu cho nghiên cứu.
Cải thiện tác động của giám sát nhiễm trùng kháng thuốc bằng các phương pháp giám sát tại bệnh viện, dựa trên định hướng lâm sàng các ca bệnh và giải trình tự toàn bộ bộ gen.
Tiếp tục thực hiện các chương trình quản lý kháng sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, mở rộng ra các bệnh viện tuyến huyện:
Đánh giá các can thiệp nhằm giảm lạm dụng kháng sinh và tình trạng kháng khánh sinh trong cộng đồng, sự dụng phương pháp OneHealth.
Tiến hành các thử nghiệm lâm sàng mang tính đột phá để đánh giá kết quả điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và AMR, kết hợp với nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng để biết thêm về cách hiểu của cộng đồng về các nguy cơ sức khoẻ có liên quan tới biến đổi khí hậu và AMR.
Kết nối khoa học với cộng đồng: Cộng đồng cũng tham gia vào các nghiên cứu AMR của chúng tôi thông qua các hoạt động tại bệnh viện và cộng đồng địa phương, bao gồm các sự kiện hỗ trợ người tham gia sản xuất hình ảnh, video (photovoice), ban cố vấn, và các can thiệt do nhóm cộng đồng dẫn dắt trong các tổ nông dân.
Chương trình quản lý kháng sinh là một sáng kiến chiến lược nhằm hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, một mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu.