Đơn vị tài trợ
Dutch Research Council
Chủ nhiệm dự án
BS Suwarti
BS Erni Juwita Nelwan
Địa điểm nghiên cứu
Jakarta, Indonesia
Thời gian thực hiện
Tháng 12/2020 – Tháng 12/2022
Tình trạng
Việc thu tuyển người tham gia và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hiện đang được tiến hành. Dự kiến có kết quả vào quý 4 năm 2022.
Trên toàn cầu, Indonesia là quốc gia có gánh nặng bệnh lao (TB) cao thứ ba, với lao phổi chiếm 89% các trường hợp. Việc thiết lập chẩn đoán bệnh lao cần có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và rất quan trọng để nhanh chóng bắt đầu điều trị hiệu quả nhằm chữa khỏi cho bệnh nhân và giảm lây truyền.
Tuy nhiên, các xét nghiệm chẩn đoán chủ yếu được sử dụng bao gồm xét nghiệm soi đờm bằng kính hiển vi, xét nghiệm PCR GeneXpert và xét nghiệm tham chiếu, nuôi cấy vi khuẩn. Tuy vậy hiệu quả của chúng bị hạn chế do độ chính xác chẩn đoán dưới mức tối ưu, các yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm và nhu cầu về các mẫu đờm chất lượng cao khó lấy được, đặc biệt là từ các nhóm dân số cụ thể như trẻ em.
Do đó, để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh lao trên toàn thế giới, cần phải phát triển các phương thức chẩn đoán thiết thực hơn, dễ tiếp cận, tại chỗ (POC) và phù hợp với điều kiện thực địa ở những nơi có nguồn lực hạn chế như ở Indonesia. Trung tâm Y tế Đại học Leiden (LUMC), Hà Lan, đã phát triển một Xét nghiệm định lượng đa dấu ấn sinh học thân thiện với thực địa, dựa trên máu, dựa trên xét nghiệm nhanh (LFA) của dấu ấn sinh học vật chủ (của PGL-I IgM, IP-10 , CRP, ApoA1 và S100A12).
Mục tiêu chính là tìm hiểu các dấu ấn sinh học có thể phân biệt giữa các trường hợp lao phổi, nhóm chứng khoẻ mạnh và nhóm chứng không mắc lao. Chúng tôi sẽ so sánh xét nghiệm với chẩn đoán tiêu chuẩn tham chiếu hiện tại bằng sự kết hợp của kính hiển vi phết tế bào, GeneXpert và nuôi cấy vi khuẩn. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần phát triển các công cụ chẩn đoán tốt hơn để sàng lọc chẩn đoán bệnh lao nhanh chóng, trên quy mô lớn ở Indonesia và toàn cầu.