Đơn vị tài trợ
Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Viện Sức khỏe Quốc gia (Hoa Kỳ)
Hội đồng nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia, Úc
Chủ nhiệm đề tài
PGS. Rogier van Doorn
TS.BS Phạm Quang Thái
Location
Phủ Lý, Hà Nam, Việt Nam
Nghiên cứu thuần tập ở tỉnh Hà Nam do Peter Horby xây dựng từ năm 2006, là một trong những dự án đầu tiên của OUCRU Hà Nội. Lý do thành lập nhóm thuần tập này là để hiểu rõ hơn về con đường lây truyền vi rút Cúm gia cầm và/hoặc Cúm mùa địa phương ở những khu vực có thu nhập thấp, trung bình và điều kiện khí hậu nhiệt đới trong giai đoạn vi rút Cúm gia cầm, đặc biệt là A / H5N1 có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch.
Cộng đồng thuần tập Cúm Hà Nam gồm khoảng 1000 người thuộc 250 hộ gia đình sống tại vùng nông thôn cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Nam của Việt Nam. Cùng với sự hợp tác giữa OUCRU Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm CDC Hà Nam, đã tiến hành các hoạt động sau:
Nghiên cứu thuần tập Hà Nam sử dụng ngân hàng mẫu và dữ liệu thu thập được cho rất nhiều các bài báo khoa học giúp nâng cao tầm hiểu biết về bệnh Cúm, dịch tễ học ở điều kiện nhiệt đới, các mô hình lây truyền, các mối liên quan đến khí tượng, ở các nhóm tuổi khác nhau và khả năng miễn dịch nền đối với vi rút gia cầm. Trong giai đoạn xảy ra đại dịch Cúm A/ H1N1pdm09, chúng tôi đã nghiên cứu về dịch tễ học và miễn dịch học về sự du nhập của Vi rút vào cộng đồng.
Những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu là nhờ sự hợp tác với trung tâm bệnh truyền nhiễm Cambridge thuộc Đại Học Cambridge (Giáo sư Derek Smith) và trung tâm hợp tác của WHO về Cúm ở Melbourne (Giáo sư Ian Barr và Giáo sư Annette Fox):
Ngoài ra, các nghiên cứu về bệnh nhiễm trùng bị bỏ quên và bệnh nhiễm trùng mới nổi như giun lươn và SARS-CoV-2 được thực hiện trên mẫu huyết thanh. Nghiên cứu theo dõi dọc về ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh lên hệ vi khuẩn đường ruột, đã đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh có thể dẫn đến một trạng thái ổn định mới của hệ vi sinh vật mà ở đó tuy mức độ đa dạng các loài giảm (không tốt đối với cơ thể), nhưng với trạng thái này sẽ ít nhạy cảm hơn với các tác động do kháng sinh gây ra (Bich VTN, thesis, Radboud University, Nijmegen, NL; Micro-organisms 2021 and submitted)(15-17).
Đối với nghiên cứu về tăng cường miễn dịch, kết hợp dữ liệu của nhóm thuần tập Hà Nam với một bài báo mang tính bước ngoặt về bảy vị trí liên quan đến tính biến đổi kháng nguyên trên protein haemagglutinin ưu thế miễn dịch của Vi rút Cúm, dẫn đến giả thuyết rằng thay vì phải thay đổi các chế phẩm vắc xin hàng năm cho Nam và Bắc bán cầu, thì có thể dự đoán một số biến thể là các chủng vi rút Cúm đang lưu hành và được thiết kế ngược thành các chủng vắc xin. Năm 2013, một liên minh các đơn vị bao gồm Cambridge, Erasmus, Melbourne và OUCRU đã nhận được một khoản tài trợ lớn từ NIH và BARDA của Hoa Kỳ với mục tiêu tạo ra các loại Vi rút nhân tạo và tiến hành một loạt các thử nghiệm vắc xin in vitro và in vivo. Rất tiếc, công việc đã bị dừng lại và nguồn tài trợ đã được tái sử dụng do COVID-19, nhưng giả thuyết này vẫn khả thi và chúng tôi vẫn đang thảo luận với Cambridge để được tiếp tục nghiên cứu.
Cho đến thời điểm hiện tại, nhóm thuần tập Hà Nam là một trong những nhóm cộng đồng được nghiên cứu về Cúm theo chiều dọc lâu nhất và độc đáo nhất. Việc tiếp tục duy trì nhóm thuần tập vô cùng ý nghĩa do tính liên tục của dữ liệu: bản đồ kháng nguyên và bản đồ học có được từ nhóm thuần tập là duy nhất, sự mở rộng và cập nhật thêm thông tin cũng rất quan trọng đối với các nghiên cứu trong tương lai về khả năng sinh miễn dịch và khả năng vượt rào cản vắc xin của vi rút, các yếu tố trên có thể sẽ là đòn bẩy để thu hút quỹ tài trợ trong tương lai cho các thử nghiệm vắc-xin đối với vi-rút nhân tạo và nghiên cứu chiều dọc sâu hơn về hệ vi khuẩn chí và sự xáo trộn của nó.