Đơn vị tài trợ
Medical Research Council (UK)
Chủ nhiệm đề tài
GS. Irwanto
PGS. Raph Hamers
Địa điểm
Jakarta và Bali, Indonesia
Thời gian thực hiện
1/12/2022 – 1/12/2025
Tình trạng
Công tác chuẩn bị nghiên cứu hiện đang được tiến hành. Việc thu tuyển người tham gia dự kiến sẽ bắt đầu vào quý 1 năm 2023.
Có một đại dịch HIV không được kiểm soát trong các nhóm dân số chính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất ở Indonesia, bao gồm cả nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới và gái mại dâm. Các biện pháp can thiệp sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể là rất cần thiết để ngăn chặn sự lây truyền HIV.
Các mô hình can thiệp đa thành phần dựa trên việc phát hiện những người nhiễm HIV cấp tính (AHI), sử dụng thang điểm nguy cơ về hành vi và triệu chứng cũng như xét nghiệm chẩn đoán tải lượng vi-rút HIV tại giường, đã thành công trong việc kiềm chế dịch HIV cục bộ ở một số thành phố ở các nước thu nhập cao, bằng cách cho phép liên kết trực tiếp với chăm sóc và bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ART) ngay lập tức cũng như tăng cường xét nghiệm HIV cho bạn tình của họ.
Do đó, có một động lực mạnh mẽ để điều chỉnh những mô hình thành công đó cho phù hợp với dịch bệnh đang bùng nổ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chẳng hạn như ở Indonesia.
Câu hỏi nghiên cứu tổng thể chính của dự án INTERACT, hướng đến giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng với mức độ ưu tiên cao, là đánh giá liệu việc triển khai lộ trình lâm sàng cho nhiễm trùng HIV cấp tính lấy bệnh nhân làm trung tâm, kết hợp với can thiệp hành vi kỹ thuật số tiếp cận cộng đồng mục tiêu rộng lớn hơn, có thể ngăn chặn dịch HIV đang gia tăng nhanh chóng trong các nhóm dân số chính ở Jakarta và Bali hay không.
Mục đích của nghiên cứu triển khai này là để chứng minh bằng chứng về khái niệm rằng việc thực hiện sàng lọc chẩn đoán nhiễm HIV cấp tính theo bối cảnh cụ thể, như một phần của lộ trình lâm sàng để chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV cấp tính trong ngày, có thể tối ưu hóa việc cung cấp dịch vụ chăm sóc HIV hiện tại và củng cố chuỗi chăm sóc HIV, từ đó hạn chế dịch HIV bùng nổ ở các nhóm dân số chính ở Jakarta và Balo, Indonesia.
Được triển khai tại ba phòng khám sức khỏe tình dục có quy mô lớn, INTERACT sẽ đánh giá hiệu quả/năng suất, mức độ tiếp nhận/áp dụng, sự chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả – chi phí cũng như ước tính khả năng tác động trên quy mô lớn của can thiệp. Dự án INTERACT sẽ tăng cường năng lực địa phương để áp dụng các phương pháp tiếp cận khoa học triển khai nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ HIV, giảm số ca nhiễm HIV mới, tử vong và chi phí y tế, đồng thời cung cấp bằng chứng quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách y tế ở Indonesia và ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình khác.