Việc kê đơn thuốc kháng sinh rộng rãi với mục đích phòng ngừa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh (AMR), dẫn đến khó khăn trong việc chữa trị các bệnh sốt cấp tính, từ đó tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân cần được điều trị với thuốc kháng inh thì lại không được tiếp cận với thuốc.
Cần phải có sự thích ứng trong việc quản lý thực tế để cải thiện các ca bệnh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Thành công sẽ đến từ việc thực hiện các bước tất yếu để đạt được mục tiêu kép là giải quyết AMR và cung cấp bảo hiểm y tế toàn dân (UHC).
COVID-19 hiện đã được coi là một bệnh sốt cấp tính trên toàn cầu và ở Nepal. Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 được kê đơn thuốc kháng sinh là rất cao, kể cả khi bệnh nhẹ. Hiện chưa có đầy đủ bằng chứng là thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị COVID-19 nhẹ. Việc thiếu các phương thức xét nghiệm rẻ và dễ tiếp cận cũng đồng nghĩa với việc nhiều người tự ý sử dụng thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm dân gian.
Nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả của một liệu trình can thiệp bao gồm: Xét nghiệm chẩn đoán nhanh tại điểm chăm sóc (sử dụng COVID-19 Ag-RDTs), thuật toán chẩn đoán, quy trình tại phòng khám, đào tạo và giao tiếp cho bệnh nhân và người chăm sóc cho bệnh nhân. Hiệu quả được đánh giá dựa trên tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh và kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt cấp tính ở Nepal.
Câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này sẽ là:
Nghiên cứu nhằm so sánh tác động của liệu trình can thiệp và kết quả lâm sàng và tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh, với thực hành hiện tại, ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn mắc bệnh sốt cấp tính tại các phòng khám ngoại trú ở Nepal. Sốt cấp tính được định nghĩa là sốt kéo dài dưới bảy ngày hoặc liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên / dưới hoặc không có bất kỳ tiêu điểm nào khác và với RT-PCR âm tính / dương tính đối với SARS-COV-2).