MOTION

Đơn vị tài trợ
Tổ chức Y tế Thế giới tại Indonesia

Chủ nhiệm đề tài
TS. Iqbal Elyazar

Địa điểm nghiên cứu
huyện Batang Hari (tỉnh Jambi),
huyện Rejang Lebong (Bengkulu),
huyện Tanah Bumbu (tỉnh South Kalimantan)

 

Nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm chính của quần thể dân di cư và di biến động ở Indonesia và can thiệp hiệu quả để loại trừ bệnh sốt rét cho dân số này ở Indonesia.

Bối cảnh nghiên cứu

Các ổ truyền bệnh sốt rét còn lại thường được tìm thấy trong rừng, nơi vectơ có xu hướng đốt vào ban ngày và ngoài trời, làm giảm hiệu quả của màn tẩm hóa chất diệt côn trùng. Ở các quốc gia nơi bệnh sốt rét đã được giới hạn ở các khu vực xa xôi và rừng rậm, quần thể dân di cư và di biến động (MMP) có thể có nguy cơ gia tăng. Do đó, cần phải xác định các quần thể có nguy cơ cao và các đặc điểm của họ để phát triển một chiến lược hiệu quả nhằm làm gián đoạn sự lan truyền bệnh sốt rét tại địa phương và ngăn chặn sự xâm nhập của các ca bệnh vào các khu vực khác.

Mục tiêu

  1. Để xác định các đặc điểm chính của quần thể dân di cư và di biến động và những thách thức kiểm soát sốt rét hiện tại của họ;
  2. Để ước tính quy mô và gánh nặng bệnh sốt rét của quần thể dân di cư và di biến động đã được xác định ở Indonesia;
  3. Đề xuất biện pháp can thiệp hiệu quả để làm gián đoạn sự lây truyền trong các nhóm quần thể dân di cư và di biến động cụ thể, v.d thợ mỏ, công nhân lâm nghiệp và dân bản địa (Suku Anak Dalam);
  4. Cung cấp bằng chứng về hiệu quả của can thiệp sốt rét hiện có tại địa phương chỉ định cho các công nhân khai thác mỏ, công nhân lâm nghiệp và người dân bản địa;
  5. Đề xuất mở rộng quy mô các biện pháp can thiệp hiện có hoặc các biện pháp can thiệp mới để ngắt đường lây truyền bên ngoài trời ở các nhóm được đề cập;
  6. Để xây dựng khung can thiệp cho quần thể này.
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

OUCRU

Bộ Y Tế Indonesia

OUCRU

Chương trình kiểm soát sốt rét quốc gia Indonesia

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Skip to content