Đơn vị tài trợ
Wellcome
Chủ nhiệm dự án
GS. Paul Turner, Cambodia – Oxford Medical Research Unit (COMRU)
PGS. Rogier van Doorn
BS Yulia Rosa Saharman, University of Indonesia
PGS. Raph Hamers
Địa điểm nghiên cứu
Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cam-pu-chia, Nepal, Indonesia, Malaysia, Ghana, Nigeria và Kenya
Thời gian thực hiện
Participant recruitment is currently ongoing in 9 countries. Results are expected in 2024.
Các hệ thống giám sát kháng kháng sinh (AMR) hiện nay thường thụ động và tập trung vào mầm bệnh, chỉ dựa trên kết quả kháng sinh đồ (AST) thường quy, do các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng thực hiện. Các hệ thống này thiếu dữ liệu ở cấp độ bệnh nhân và các thông số lâm sàng liên quan đến bệnh nhân để cung cấp các bằng chứng thích hợp cho các hướng dẫn điều trị và quyết định điều trị, và đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC), bị sai lệch do thiếu quản lý việc chẩn đoán và sử dụng không đầy đủ kết quả chẩn đoán vi sinh.
Việc thu thập các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh thường không được thực hiện để làm tiêu chuẩn trong chẩn đoán nhiều hội chứng lâm sàng. Điều này có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố như sự thiếu tin tưởng giữa bác sĩ lâm sàng và phòng xét nghiệm vi sinh và việc hệ thống bảo hiểm (quốc gia) không chi trả cho các chẩn đoán vi sinh. Do đó, mẫu bệnh phẩm chỉ được thu thập trong trường hợp ca bệnh nặng hoặc trong trường hợp thất bại điều trị. Điều này giới hạn việc thực hiện đánh giá trực tiếp và mô hình hóa các tác động lâm sàng và gánh nặng của nhiễm trùng kháng thuốc (DRI).
Các nhà vi sinh thường không nhận được bất kỳ thông tin lâm sàng quan trọng nào để diễn giải kết quả phòng thí nghiệm và dữ liệu giám sát, ví dụ ca bệnh là nhiễm trùng cộng đồng hay nhiễm trùng bệnh viện. Ngoài ra, bệnh nhân được tự do mua các loại thuốc kháng sinh không cần kê đơn trong cộng đồng và thường đã sử dụng chúng khi nhập viện. Tất cả những sai lệch này khiến các kết quả DRI trong các dữ liệu giám sát tăng lên đáng kể. Do đó, nếu sử dụng kết quả mạng lưới giám sát hiện tại và tỷ lệ kháng thuốc do mạng lưới này báo cáo để xây dựng hướng dẫn lâm sàng, có thể có nguy cơ góp phần gây trầm trọng hơn vấn đề AMR hơn là giúp đưa ra các giải pháp phù hợp, và dẫn tới nguy cơ ủng hộ cho việc sử dụng phác đồ kháng sinh phổ rộng hơn mức hiệu chỉnh khi dữ liệu đã đại diện nhiều hơn.
Việc sử dụng kết hợp các thông tin của bệnh nhân và các dữ liệu phòng xét nghiệm, ví dụ giám sát theo ca bệnh đã được nhấn mạnh gần đây. Ngoài các vấn đề liên quan đến sai lệch kết quả đã được lưu ý ở trên, có một số câu hỏi chính ở cấp độ bệnh nhân có thể không được trả lời thỏa đáng bởi cách giám sát AMR chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm vi sinh:
Dữ liệu giám sát cấp độ bệnh nhân chất lượng cao từ LMIC là cần thiết để làm cơ sở cho các mô hình nhằm xác định tác động của AMR, bằng cách sử dụng bộ dữ liệu lớn với các biến số cấp độ bệnh nhân chính và xác định cơ hội can thiệp. Chủ điểm của ACORN là hoạt động giám sát kháng kháng sinh dựa trên hiệu quả ca bệnh mà có thể được triển khai ở những nơi có nguồn lực thấp để tăng thêm giá trị xây dựng năng lực phòng thí nghiệm hiện có.
Dự án đa quốc gia này nhằm giám sát kháng kháng sinh lâm sàng (AMR) đối với bệnh nhân nhập viện do nghi ngờ nhiễm vi khuẩn cấp tính tại 15 địa điểm ở 9 quốc gia châu Phi và châu Á. Mục tiêu phụ là mô tả đặc điểm nhiễm trùng kháng thuốc (DRI) theo triệu chứng lâm sàng, nơi mắc bệnh (CAI, HAI, HCAI), nhóm bệnh nhân (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh) và địa điểm (quốc gia, khu vực); xác định tỷ lệ tử vong do beta-lactamase phổ rộng tạo ra Escherichia coli và nhiễm trùng máu Staphylococcus aureus kháng methicillin xác định các chỉ định chính cho việc kê đơn thuốc kháng sinh đường tiêm theo nhóm bệnh nhân (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh), thời điểm kê đơn (ngày nhập viện so với >>2 ngày sau khi nhập viện) và địa điểm (địa điểm, quốc gia, khu vực); xác định các loại kháng sinh theo kinh nghiệm chính được sử dụng theo hội chứng lâm sàng, nơi mua thuốc (CAI, HAI, HCAI), nhóm bệnh nhân (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh) và địa điểm (quốc gia, khu vực).