Nhà tài trợ
Quỹ Pfizer cho việc Học tập & Thay đổi
Ủy ban chung
Chủ nhiệm dự án
PGS. Rogier van Doorn
BS. Vũ Thị Lan Hương
Địa điểm
Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng, Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam
Kháng kháng sinh (AMR) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở Việt Nam, với tỷ lệ kháng thuốc đối với các mầm bệnh quan trọng thuộc hàng cao nhất ở châu Á và toàn cầu.
Các chương trình quản lý kháng sinh (AMS) đã được công nhận là một phần quan trọng trong kế hoạch hành động quốc gia của Tổ chức y tế thế giới và Việt Nam để chống lại Kháng kháng sinh. Tuy nhiên, các nguồn lực và chuyên môn để thực hiện, cũng như bằng chứng về các chiến lược có tính hiệu quả tại địa phương còn thiếu.
Hướng dẫn triển khai Quản lý Kháng kháng sinh tại bệnh viện được ban hành năm 2016 (Quyết định số 772 của Bộ Y tế) và được cập nhật vào năm 2020. Hướng dẫn khuyến nghị thành lập một nhóm Quản lý kháng kháng sinh để xây dựng các hướng dẫn và chính sách điều trị cụ thể cho từng bệnh viện, lập kế hoạch cho các hoạt động can thiệp, giám sát và đánh giá kết quả của các hoạt động. Các nhóm Quản lý Kháng kháng sinh đã được thành lập tại 48% trong số 315 bệnh viện được khảo sát, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2019. Các hoạt động chính liên quan đến quản lý kháng kháng sinh được báo cáo là các hướng dẫn dành riêng cho bệnh viện về sử dụng kháng sinh (22%) và chính sách xác thực trước (41%). Dữ liệu về tác động của các chương trình quản lý kháng kháng sinh vẫn còn hạn chế; chỉ có một báo cáo từ một bệnh viện lớn đã chỉ ra rằng các hoạt động của quản lý kháng kháng sinh có thể cải thiện kết quả của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu triển khai này, chúng tôi đã sử dụng nghiên cứu có sự tham gia để thiết lập các chương trình quản lý kháng kháng sinh tại hai bệnh viện tuyến tỉnh ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các bệnh viện được coi là các hệ thống thích ứng phức tạp bao gồm các cá nhân có những liên quan đến nhau cùng các tương tác phi tuyến tính. Giả định của nghiên cứu cũng cho rằng các biện pháp can thiệp ở các bệnh viện khác nhau sẽ không cho ra các kết quả có thể dự đoán được.
Quá trình này cũng bao gồm các đánh giá ở cả cấp quốc gia và địa phương và được điều chỉnh từ các nguồn lực hiện có từ Mạng lưới tiếp cận quản lý thuốc kháng sinh Duke (DASON) ở Durham, Bắc Carolina, Hoa Kỳ và các hướng dẫn của địa phương.
Thời gian triển khai các chương trình quản lý kháng kháng sinh là từ ngày 29 tháng 7 năm 2020 tới ngày 28 tháng 7 năm 2021 tại một bệnh viện và từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 tới ngày 31 tháng 5 năm 2021 tại bệnh viện còn lại.
Các đánh giá ban đầu được tiến hành một năm trước thời gian thực hiện và các hoạt động đánh giá được lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện.