ABACUS: AntiBiotic ACcess and USe

Đơn vị tài trợ
Wellcome

Chủ nhiệm dự án
GS Heiman Wertheim, Radboud University Medical Center
BS Do Thi Thuy Nga

Thời gian
2016 – 2021 (việc gia hạn đang diễn ra)

Địa điểm
Vietnam, Bangladesh, Thailand, Mozambique, Ghana, South Africa

Project Website

ABACUS phase I (2016-2019) explored antibiotic use and access practices in 6 LMICs and revealed the importance of a context and cultural tailored approach to address responsible antibiotic use in each country. ABACUS phase II (2020-) builds on findings from phase I and aims to investigate the idea of an harmonised physical appearance of antibiotics to facilitate identification from patients and health care professionals.

Bối cảnh nghiên cứu

Việc tiếp cận và sử dụng kháng sinh tại cộng đồng ít được quan tâm hơn việc kê đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc hệ thống y tế. Mức độ hiểu biết về vấn đề sử dụng kháng sinh trong cộng đồng còn hạn chế, trong khi vấn đề này được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Các nghiên cứu tại các nước có thu nhập thấp và trung bình cho thấy tình trạng người dân tự điều trị bằng thuốc kháng sinh khá phổ biến: khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, điều kiện của cơ sở y tế và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân là những yếu tố chính liên quan đến tình trạng này.

Nhằm nâng cao hiểu biết về vấn đề sử dụng kháng sinh trong cộng đồng, trong khuôn khổ nghiên cứu ABACUS I, chúng tôi sử dụng phương thức tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng nhằm so sánh các yếu tố về văn hoá, xã hội tác động đến việc tiếp cận thuốc kháng sinh và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng tại sáu quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bao gồm ba quốc gia Châu Á (Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam) và ba quốc gia Châu Phi (Mozambique, Ghana, và Nam Phi) từ đó cung cấp thông tin giúp xây dựng các can thiệp thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh hợp lý phù hợp với bối cảnh cụ thể ở các quốc gia này. Dựa trên hệ thống giám sát sẵn có từ mạng lưới INDEPTH trên nhiều quốc gia, nghiên cứu ABACUS có được thế mạnh để tìm hiểu và xác định sự phức tạp về mặt bối cảnh cũng như sự khác nhau giữa các quốc gia có mức thu nhập, khung chính sách và điều kiện văn hóa, xã hội khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia có mật độ các cơ sở cung ứng thuốc kháng sinh cao trong đó các cơ sở không có giấy phép chiếm tỉ lệ cao nhất so với các quốc gia khác trong nghiên cứu. Người dân ở hầu hết các quốc gia này có xu hướng tiếp cận cơ sở bán thuốc tư nhân đầu tiên khi gặp các vấn đề về sức khoẻ thông thường, ngoại trừ ở Nam Phi và Mozambique, nơi các cơ sở công lập được người dân tiếp cận phổ biến hơn. Việc tự điều trị bằng thuốc kháng sinh xảy ra phổ biến ở Việt Nam (với tỉ lệ 55·2% thuốc kháng sinh được bán trên thị trường không có đơn của bác sỹ), tiếp theo là Bangladesh (45·7%) và Ghana (36·1%). Tình trạng này ít phổ biến hơn ở Mozambique (8·0 %), Nam Phi (1·2%) và Thái Lan (3·9%). Tự điều trị bằng thuốc kháng sinh được xem là ít tốn thời gian hơn, rẻ hơn và thuận tiện hơn so với việc tiếp cận thông qua các cơ sở y tế khác.

Factors determining where treatment was sought often involved relevant policies, trust in the supplier and the drug, Việc quyết định tiếp cận loại hình dịch vụ y tế nào phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: các chính sách liên quan, niềm tin vào nhà cung cấp , mức độ nghiêm trọng của bệnh và đối tượng cần chăm sóc y tế người lớn hay trẻ em. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự nhầm lẫn về việc nhận diện thuốc kháng sinh đường uống xảy ra khá phổ biển ở cả hai châu lục Châu Phi và Châu Á.

Những phát hiện về sự phức tạp và khác biệt của các yếu tố chi phối việc thực hành sử dụng kháng sinh ở các nước có thu nhập khác nhau góp phần cung cấp thông tin cho việc thiết kế các mô hình can thiệp phù hợp từng bối cảnh thực tế nhằm thúc đẩy hiệu quả việc sử dụng kháng sinh hợp lý và ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ở những quốc gia hạn chế về nguồn lực này.

Một số kết quả nghiên cứu của ABACUS I cho thẩy sự tương đồng với kết quả từ các nghiên cứu trước đây ở các nước thu nhập thấp và trung bình, bên cạnh đó cũng chỉ ra sự đa dạng và phức tạp của các yếu tố mang tính quyết định về mặt văn hóa xã hội tác động đến việc tiếp cận và thực hành sử dụng kháng sinh trong cộng đồng giữa sáu quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Á và châu Phi.

Các yếu tố này đóng vai trò là mục tiêu để phát triển các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh nhằm giải quyết hiệu quả việc lạm dụng kháng sinh và ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Trong nghiên cứu ABACUS II, xuất phát từ kết quả của giai đoạn I chỉ ra sự nhầm lẫn về việc nhận diện thuốc kháng sinh đường uống xảy ra phổ biển ở cả hai châu lục Châu Phi và Châu Á như đã đề cập ở trên, chúng tôi đề xuất thiết lập một hệ thống nhận diện kháng sinh quốc tế hoá giúp cải thiện việc nhận diện kháng sinh đường uống đối với đối tượng người tiêu dùng lẫn người cung ứng. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu các tác động tiêu cực phát sinh từ hệ thống này nếu có.

Mục tiêu

Nghiên cứu có các mục tiêu chính như sau:

  1. Đánh giá tác động có thể có và những trở ngại đối với việc tiêu chuẩn hóa hình thức bên ngoài của thuốc kháng sinh đường uống thường được sử dụng đối với các nhà cung cấp chính thức và không chính thức cũng như người tiêu dùng ở sáu quốc gia thuộc nghiên cứu ABACUS;
  2. Cùng với các bên liên quan và các chuyên gia, thiết kế một nguyên mẫu giúp cải thiện việc nhận diện các loại kháng sinh đường uống (cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng);
  3. Phân tích kinh tế y tế liên quan đến nhầm lẫn trong việc nhận diên thuốc kháng sinh đường uống và tác động có thể có của việc thiết lập các thiết kế tiêu chuẩn mới;
  4. Đánh giá tỷ lệ thuốc kháng sinh đường uống kém chất lượng và giả trong ba loại thuốc kháng sinh đường uống được bán phổ biến ở bốn trong số sáu quốc gia thuộc nghiên cứu ABCUS (Mozambique, Bangladesh, Ghana và Việt Nam).

Bài báo Nghiên cứu

Loading...
Nam Vinh Nguyen, Nga Thi Thuy Do, Dung Tien Viet Vu, Rachel C. Greer, Sabine Dittrich, Maida Vandendorpe, Thach Ngoc Pham, Ngan Thi Dieu Ta, Thai Quang Pham Vinh Thanh Khuong, Thuy Thi Bich Le, Lai Tuan Anh, Thai Hung Cao, Tung Son Trinh, Ha Thanh Nguyen, Long Nhat Ngo, Thom Thi Vu, H. Rogier van Doorn, Yoel Lubell, Sonia O. Lewycka
Lancet Reg Health West Pac
October 11, 2022
DOI: 10.1016/j.lanwpc.2022.100611
Nga T T Do, Huong T L Vu, Chuc T K Nguyen, Sureeporn Punpuing, Wasif Ali Khan, Prof Margaret Gyapong, Kwaku Poku Asante, Khatia Munguambe, Prof F Xavier Gómez-Olivé, Prof Johannes John-Langba, Toan K Tran, Malee Sunpuwan, Esperanca Sevene, Hanh H Nguyen, Phuc D Ho, Mohammad Abdul Matin, Sabeena Ahmed, Mohammad Mahbubul Karim, Olga Cambaco, Samuel Afari-Asiedu, Ellen Boamah-Kaali, Martha Ali Abdulai, John Williams, Sabina Asiamah, Georgina Amankwah, Mary Pomaa Agyekum, Fezile Wagner, Proochista Ariana, Betuel Sigauque, Prof Stephen Tollman, H Rogier van Doorn, Prof Osman Sankoh, John Kinsman, Prof Heiman F L Wertheim
Lancet Glob Health
March 10, 2021
DOI: 10.1016/S2214-109X(21)00085-1
Wertheim HFL, Chuc NTK, Punpuing S, Khan WA, Gyapong M, Asante KP, Munguambe K, Gomez-Olive FX, Ariana P, John-Langba J, Sigauque B, Toan TK, Tollman S, Cremers AJH, Do NTT, Nadjm B, van Doorn HR, Kinsman J, Sankoh O
Wellcome Open Res
July 28, 2017
DOI: 10.12688/wellcomeopenres.11985.1.
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

Heiman Wertheim

GS. Heiman Wertheim

oxford logo

Đại học Oxford

Radboud

Đại học Radboud

Dai Hoc Y

Đại học Y Hà Nội

Dodowa Health Research Centre, Ghana

Dodowa Health Research Centre

icddr

International Centre for Diarrheal Disease Research

Kintampo Health Research Centre

Kintampo Health Research Centre

Mahidol

Mahidol University

CISM

Manhica Health Research Centre

OUCRU

MRC-Wits Rural Public Health and Health Transition Research Unit (Agincourt)

umea

Umea University

University of Witwatersrand

University of Witwatersrand

Skip to content