July 22, 2024

Nghiên cứu của OUCRU Indonesia nhận giải thưởng tại Hội nghị Khoa học về Đại dịch Quốc tế 2024

Tiến sỹ Edward Sutanto MPH, OUCRU Indonesia, đã được trao giải “Trình bày Poster Khoa học Xuất Sắc Nhất” trong hạng mục Vắc xin và Miễn dịch học tại Hội nghị Khoa học về Đại dịch Quốc tế 2024. Poster của Tiến sĩ Edward trình bày về PregVax một nghiên cứu mới về vắc xin COVID-19 dành cho phụ nữ mang thai tại Indonesia.

Bác sĩ Edward Sutanto trình bày poster tại Hội nghị Khoa học về Đại dịch Quốc tế 2024 tại Oxford.

Nghiên cứu cho thấy Nghiên cứu cho thấy việc tiêm vắc xin COVID-19 khi mang thai giúp giảm khoảng 30% nguy cơ sinh non. Vắc xin sử dụng mRNA (Pfizer và Moderna) và vắc xin vector (AstraZeneca) tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại COVID-19 ở phụ nữ mang thai tốt hơn so với vắc xin bất hoạt (SinoVac và SinoPharm), nhưng việc mang thai vẫn làm suy yếu phản ứng này.

Nghiên cứu được trình bày (được gọi là nghiên cứu “PregVax”) tìm hiểu cách thức một số loại vắc xin COVID-19 ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng tìm hiểu việc tiêm chủng, bao gồm cả mũi nhắc lại, có tăng cường miễn dịch chống lại COVID-19 ở phụ nữ mang thai hay không và khả năng miễn dịch này được truyền từ mẹ sang con sơ sinh như thế nào. Ngoài ra, còn đánh giá các kết quả thai kỳ liên quan đến các loại vắc xin này, cũng như độ an toàn của chúng.

PregVax được thực hiện trên 12.000 phụ nữ và 6.000 trẻ sơ sinh ở Indonesia. Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Indonesia, Đại học Diponegoro, Đại học Mataram, Viện Phát triển Summit, một số sở y tế địa phương ở Indonesia, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc Viện Oxford và Viện MRC Weatherall. Nghiên cứu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc tài trợ.

Tiến sĩ Edward đang làm việc tại Chương trình Sức khỏe Cộng đồng thuộc OUCRU Indonesia và là sinh viên DPhil tại Đại học Oxford.

Tiến sĩ Edward phát biểu, “Tôi rất vui vì PregVax nhận được nhiều câu hỏi và sự quan tâm trong hội nghị. Đây là một nghiên cứu quan trọng được thực hiện ở một quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Indonesia, vì hầu hết các nghiên cứu về vắc xin COVID-19 đều đến từ các quốc gia thu nhập cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai kỳ làm giảm phản ứng miễn dịch do vắc xin COVID-19 tạo ra, do đó nhấn mạnh sự cấp thiết của một chiến lược tiêm chủng đặc biệt được thiết kế riêng cho nhóm nguy cơ cao này.”

Tiến sĩ Edward là một trong số nhiều nhà nghiên cứu của OUCRU tham dự Hội nghị Khoa học về Đại dịch Quốc tế 2024. Các đại biểu đã trình bày một số poster, giới thiệu các nghiên cứu mới nhất của OUCRU về việc phòng, chống dịch bệnh.

Từ trái sang: Ida Ayu Sutrisni (OUCRU Indonesia), BS Nguyễn Thanh HàPGS TS Jennifer Van Nuil (OUCRU Việt Nam) trình bày nghiên cứu COVID-19 vềSự gắn kết xã hội trong cộng đồng Nhân viên Y tế và Các tầng lớp tổn thương.
Ngô Phan Bảo Trân, Điều phối viên Cấp cao Kết nối Chính sách (OUCRU Việt Nam), giới thiệu vềNỗ lực của OUCRU trong kết nối với các nhà hoạt định chính sách tại Việt Nam.
Ths Phạm Ngọc Long (Bill) (OUCRU Việt Nam), trình bày khung tham vấn cộng đồng về việc sẵn sàng ứng phó đại dịch; trong khuôn khổ của dự án trọng điểm Sáng kiến Đông Nam Á Phòng chống Biến thể SARS-CoV-2 (SEACOVARIANTS)
Ths Nguyễn Hải Yến (OUCRU Việt Nam) với nghiên cứu mới nhất về kháng thuốc kháng sinh.

Hội nghị Khoa học về Đại dịch Quốc tế, được tổ chức hàng năm bởi Viện Khoa học về Đại dịch, Đại học Oxford, nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu và chính sách công để giải quyết các mối đe dọa dịch bệnh và đại dịch. Năm nay, hội nghị chào đón hơn 750 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến tại Oxford, với sự tham gia của đại diện từ 63 quốc gia khác nhau.

Skip to content