August 18, 2023

Nghiên cứu quy mô lớn xem xét tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc kiểm soát bệnh lao ở Indonesia

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health nhấn mạnh tác động tàn khốc của đại dịch COVID-19 đối với việc kiểm soát bệnh lao (TB) ở Indonesia, quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao thứ hai trên toàn cầu và thứ hai ở khu vực châu Á.

Nghiên cứu có tựa đề:“Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với việc kiểm soát bệnh lao ở Indonesia: Phân tích dọc toàn quốc về dữ liệu chương trình” có thể được xem thêm tại đây.

Nghiên cứu đưa ra phân tích toàn diện trên toàn quốc về dịch bệnh lao và COVID-19 đan xen ở Indonesia, cho thấy trong đại dịch COVID-19, tỷ lệ báo cáo ca bệnh lao đã giảm 26% và phạm vi điều trị giảm 11%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân không tăng đáng kể so với thời kỳ trước đại dịch.

Tác động đối với chương trình phòng chống bệnh lao quốc gia là sâu sắc nhất ở các huyện có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất và nguồn lực chăm sóc sức khỏe thấp nhất, đặc biệt là về năng lực chẩn đoán bệnh lao, số lượng bác sĩ và trung tâm y tế cơ sở – bối cảnh chính cho công tác quản lý các trường hợp mắc bệnh lao và cả COVID-19.

“Một trong những điểm mạnh chính của nghiên cứu này là việc sử dụng dữ liệu giám sát bệnh lao và COVID-19 hoàn chỉnh trên toàn quốc ở cấp huyện, cùng với các chỉ số về phát triển con người và năng lực hệ thống y tế, cho tất cả 514 quận hành chính và 34 tỉnh, trong đó có hơn 275 triệu người cư trú.”

Tiến sĩ Henry Surendra, Tác giả chính của bài nghiên cứu

Nghiên cứu này đưa ra những thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và những người hành nghề y tế đang nỗ lực giảm thiểu tác động của hai dịch bệnh này, đồng thời điều hướng cho các khoản đầu tư mang tính cơ cấu hơn nữa để chuẩn bị cho hệ thống y tế và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, hướng tới các hệ thống y tế địa phương có khả năng chống chịu trước những cú sốc như COVID- 19.

Tiến sĩ Henry Surendra, Nhà dịch tễ học tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Indonesia và Phó Giáo sư tại Đại học Monash, Indonesia, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Một trong những điểm mạnh chính của nghiên cứu này là việc sử dụng dữ liệu giám sát bệnh lao và COVID-19 hoàn chỉnh trên toàn quốc ở cấp huyện, cùng với các chỉ số về phát triển con người và năng lực hệ thống y tế tại 514 quận hành chính và 34 tỉnh với hơn 275 triệu dân cư trú. Các phát hiện nhấn mạnh rằng nhu cầu lớn nhất để cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống y tế tồn tại ở các quận dễ bị tổn thương và mong manh nhất.”

Tiến sĩ Raph Hamers, Trưởng Chương trình Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Indonesia, nhà nghiên cứu cấp cao cho biết thêm: “Một số yếu tố phức tạp trong bối cảnh Indonesia có thể đã làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch COVID-19 đối với các dịch vụ điều trị và phát hiện ca bệnh lao, bao gồm tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 cao ở các nhân viên y tế tuyến đầu, những thay đổi về hành vi thăm khám tại dịch vụ y tế và những hạn chế tạm thời trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, cũng như sự rối loạn điều hòa chung trong các phản ứng miễn dịch giữa cả hai mầm bệnh.”

Phim X-quang ngực của bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao phổi. Nguồn ảnh: Nhiếp ảnh gia Pearl Gan chụp cho OUCRU Indonesia.

Tiến sĩ Tiffany Pakasi, Trưởng nhóm công tác về bệnh lao tại Bộ Y tế Indonesia, đồng thời là một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích nghiêm ngặt quy mô lớn, cấp địa phương về cơ sở dữ liệu bệnh nhân. ở các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao để hiểu rõ hơn về tác động trực tiếp của đại dịch COVID-19 đối với các chương trình kiểm soát bệnh lao quốc gia.”

Giáo sư, Tiến sĩ Ari Fahrial Syam, Trưởng khoa Y Đại học Indonesia (FMUI) cho biết: “Công việc quan trọng này giúp chúng tôi hiểu được thiệt hại từ đại dịch COVID-19 đối với hệ thống y tế tại Indonesia. Điều này cho chúng tôi những hiểu biết sâu sắc hơn để hỗ trợ việc đầu tư vào hệ thống GeneXpert, các trung tâm y tế cơ sở và bác sĩ trên toàn quốc. FMUI cam kết đảm nhận vai trò dẫn đầu trong nghiên cứu tịnh tiến, lâm sàng và chẩn đoán cũng như Phòng xét nghiệm quốc gia về xét nghiệm bệnh lao phân tử tại Khoa Vi sinh lâm sàng FMUI.”

Tiến sĩ Erlina Burhan, chuyên gia về bệnh lao tại FMUI, Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của Hiệp hội bác sĩ Indonesia và Chủ tịch Liên minh các tổ chức chuyên nghiệp chống bệnh lao Indonesia, cho biết: “Những bài học chúng tôi đã học được từ COVID-19, bao gồm cả sự hợp tác, đổi mới, can thiệp và thực hiện có thể được áp dụng trực tiếp vào việc kiểm soát bệnh lao. Dữ liệu về bệnh lao dồi dào hiện có thể được sử dụng để tăng cường các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng nhằm quản lý và kiểm soát bệnh lao ở Indonesia, hướng tới loại trừ bệnh lao vào năm 2030.”

Nghiên cứu có tựa đề “Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với việc kiểm soát bệnh lao ở Indonesia: Phân tích dữ liệu chương trình toàn quốc”, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) Indonesia tại Khoa Y, Đại học Indonesia, phối hợp với Cục Lao của Bộ Y tế Indonesia, Đại học Monash Indonesia và Trung tâm Y tế Đại học Radboud, Hà Lan.

Loading...
Skip to content