TS. Hương bắt đầu hành trình lãnh đạo của mình năm 2018, khi chị sáng lập nhóm nghiên cứu về Quản lý Kháng sinh (AMS) tại OUCRU Hà Nội. Sở hữu bằng Tiến sĩ chuyên ngành sức khỏe cộng đồng từ Đại học Oxford cùng với lòng đam mê nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, chị đã khởi xướng việc hình thành một nhóm chuyên gia để đương đầu với thách thức ngày càng trầm trọng của tình trạng kháng kháng sinh.
“Tôi mong muốn xây dựng một tập thể không chỉ xuất sắc trong nghiên cứu khoa học mà còn mong muốn tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng,” TS. Hương nhấn mạnh. “Mục tiêu của tôi là phát triển một môi trường làm việc nơi mà tinh thần hợp tác, sự đổi mới và chất lượng nghiên cứu cao được nuôi dưỡng và phát huy.”
Sự phát triển của cô từ một nhà nghiên cứu đầy tâm huyết đến việc trở thành một chuyên gia hàng đầu về kháng kháng sinh (AMR) là cả một hành trình phát triển cá nhân và chiến lược lãnh đạo. Chị chia sẻ một cách thành thật: “Ban đầu, tôi cảm thấy hoàn toàn choáng ngợp,” khi nhớ lại kinh nghiệm đầy thách thức trong việc chuyển hướng từ môi trường thuần nghiên cứu sang vai trò lãnh đạo một dự án nghiên cứu đa tầng và phức tạp. Tuy vậy, qua những thách thức và thay đổi tích cực, chị đã trở thành nhà khoa học tiên phong trong nhiệm vụ toàn cầu đó là đảm bảo tương lai cho hiệu quả kháng sinh.
Hình ảnh: TS. Hương chia sẻ về chương trình quản lý thuốc kháng sinh tại các hội nghị quốc tế
Tham gia vào chương trình “Make A Difference,” TS. Hương đã phát triển và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo quan trọng như huấn luyện, quản lý cảm xúc và giao tiếp một cách hiệu quả. Chị đã áp dụng những kỹ năng lãnh đạo mình học được vào việc quản lý nhóm, tạo dựng một môi trường làm việc nơi mọi thành viên đều cảm thấy được hỗ trợ và có quyền lực tự quyết.
Chị bày tỏ: “Chương trình đã giúp tôi nuôi dưỡng sự tự tin và nâng cao khả năng dẫn dắt nhóm của mình một cách hiệu quả.” “Tôi đã học cách cải thiện sự tín nhiệm cá nhân, khích lệ đội ngũ của mình và xây dựng một không gian làm việc đầy sự đoàn kết và hiệu suất cao.”
Tuy nhiên, chị chia sẻ rằng điều quý giá nhất mà chị nhận được từ Chương trình không phải là kỹ năng lãnh đạo mà chính là những kết nối con người mà chị đã nhận được trong suốt quá trình tham gia. Trong một buổi học, mặc dù đang ủ bệnh sốt xuất huyết, nhưng chị vẫn quyết tâm tham gia hết buổi với mục tiêu tận dụng cơ hội phát triển kĩ năng.
“Thật sự rất cảm động vị mọi người [from OUCRU] gọi điện hỏi thăm,” chị chia sẻ. Trải nghiệm này đã cho chị bài học về việc chăm sóc bản thân và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chị nhận ra rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, chị cần ưu tiên sức khoẻ của mình. Khi ưu tiên sức khoẻ của bản thân, chị có thể hỗ trợ nhóm của mình một cách hiệu quả hơn và cống hiến nhiều hơn cho công việc.
Dưới sự dẫn dắt của TS. Hương, nhóm Quản lý Kháng sinh đã ghi nhận những thành tựu quan trọng, đóng vai trò nổi bật trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với vấn đề kháng kháng sinh. Nhóm đã thiết kế và áp dụng thành công các chiến lược can thiệp nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh không cần thiết và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở y tế.
Hành trình của TS. Vũ Thị Lan Hương đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ. Nỗ lực và tài năng lãnh đạo của chị không chỉ mang lại giá trị trong hiện tại; nó giúp cho các bệnh viện trở nên an toàn hơn và góp sức xây dựng một tương lai khoẻ mạnh hơn cho y tế toàn cầu. Nhờ sự dẫn dắt, đổi mới và truyền cảm hứng của TS. Hương, những cống hiến của chị đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ được lan toả và có tác động trong nhiều năm sau nữa.