Quỹ tài trợ:
Quỹ Wellcome
Thời gian thực hiện:
2016 – 2023
Chủ nhiệm dự án:
GS Guy Thwaites
PGS. Nguyễn Thụy Thương Thương
Địa điểm:
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Các Tổ chống lao quận 1, 4, 5, 6, 8, 9, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
Phần lớn bệnh nhân lao được chữa khỏi hoàn toàn với phác đồ 6 tháng. Tuy nhiên, có những bệnh nhân bị thất bại điều trị, gây ra triệu chứng ngày càng nặng nề hơn và đòi hỏi phải sử dụng kéo dài các thuốc độc hại hơn.
Đối với lao nhạy thuốc, sự khác biệt trong kết quả điều trị có thể xảy ra do các yếu tố liên quan đến ký chủ. Các yếu tố không di truyền đã được biết đến là nhiễm HIV, đái tháo đường, hút thuốc lá, tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội. Các kiểu hình viêm khác nhau có thể dẫn đến đáp ứng khác nhau với lao nhạy thuốc và hiệu quả điều trị. Các nhóm nguy cơ cao cần được xác định và phân tích sâu hơn ở bệnh nhân Việt Nam
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để khảo sát nguyên nhân gây ra sự khác biệt đáng kể trong đáp ứng và kết quả điều trị lao phổi nhạy thuốc. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi sẽ khảo sát đặc điểm lâm sàng, vi sinh và đáp ứng viêm đối với liệu pháp kháng lao ở một đoàn hệ 600 người lớn được điều trị lao phổi nhạy thuốc được điều trị bằng phác đồ I hoặc II.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ được dùng để so sánh với kết quả của nghiên cứu về lao phổi đa kháng thuốc được tiến hành song song (OxTREC 24-17) để xác định yếu tố dẫn đến lao đa kháng thuốc và yếu tố dự đoán cho kết quả điều trị.
Chúng tôi sẽ tiến hành một nghiên cứu tiến cứu quan sát 600 bệnh nhân lao phổi nhạy rifampicin. Những bệnh nhân không kháng đa thuốc này sẽ được theo dõi trong 12 tháng kể từ khi bắt đầu nghiên cứu.